TUYÊN TRUYỀN HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM NĂM 2023

Thứ tư - 01/11/2023 15:05
TUYÊN TRUYỀN HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM NĂM 2023
 TUYÊN TRUYỀN HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM NĂM 2023.
Quyền học tập của trẻ em theo quy định của pháp luật hiện hành
       Quyền học tập của trẻ em hiện nay đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Chúng ta đặt ra không ít câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của gia đình và xã hội trong việc bảo đảm quyền này của trẻ em. Trong giới hạn của buổi tuyên truyền ngày hôm nay,  sẽ cung cấp một số thông tin về quyền được học tập của trẻ em theo quy định mới nhất của pháp luật, mời các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.

Quyền học tập của trẻ em và trách nhiệm của gia đình, xã hội?

Tình huống 1:
           Thanh đang là học sinh lớp 7, 7 năm liền bạn đều đạt danh hiệu học sinh xuất sắc và được thầy cô khen ngợi rất nhiều. Gia đình Thanh có 4 anh chị em. Thanh là chị cả nên đến nay khi mẹ Thanh mới qua đời, tất cả mọi việc trong nhà đều do Thanh gánh vác thay người mẹ đã mất còn bố cháu thì suốt ngày rượu chè.
Mặc dù có đủ điều kiện để nuôi Thanh tiếp tục ăn học nhưng vì là con gái nên bố bắt Thanh nghỉ học để ở nhà lo cho các em. Vậy theo các em, Thanh có quyền được học tập hay không, trách nhiệm của gia đình Thanh và xã hội ra sao trong trường hợp này?
TRẢ LỜI: Theo quy định của pháp luật, tại Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định:
“Trẻ em có quyền được học tập, điều này có nghĩa là bất kỳ trẻ em mà dưới mười sáu tuổi, là công dân Việt Nam thì đều có quyền được đi học đúng độ tuổi theo quy định, tham gia học đầy đủ các chương trình giáo dục của Nhà nước. Quyền này được Nhà nước quy định một cách cụ thể và bảo đảm thực hiện”.
Mọi hành vi liên quan đến ngăn cấm việc trẻ em không thể được thực hiện quyền được học tập một cách chính đáng đều là hành vi đi ngược lợi ích, sự phát triển bình thường của trẻ.
Và theo quy định tại Điều 13 về Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân quy định:
“Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không được phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, đặc điểm liên quan đến cá nhân, nguồn gốc của gia đình, địa vị xã hội và hoàn cảnh kinh tế thì đều bình đẳng trong cơ hội học tập;
Nhà nước luôn ưu tiên, tạo mọi điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn theo quy định của Luật Trẻ em, người học là đối tượng thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
Bên cạnh đó việc quy định trực tiếp quyền được học tập của trẻ em thông qua các quy định cụ thể và riêng biệt như Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, các văn bản pháp luật của Việt Nam cũng chú ý đến quy định các chính sách phù hợp để bảo vệ quyền đó.
Nhất là trách nhiệm, nghĩa vụ của chính gia đình, của nhà trường, của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc đảm bảo thực thi các quy định đó nhằm đảm bảo một cách tốt nhất cho trẻ em, bởi đây là đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc và giáo dục đúng hướng để sau này lớn lên các em có thể có cuộc sống tốt nhất, tư tưởng đúng đắn.
Do đó, cần đề cao vai trò và trách nhiệm của gia đình, giúp đỡ và tạo điều kiện cần thiết để các gia đình thực hiện trách nhiệm đối với thế hệ trẻ, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của trẻ em. Tôn trọng và bảo đảm cho trẻ em được thực hiện các quyền và bổn phận trước gia đình và xã hội”.
       Hiện nay, các chính sách ưu tiên và khuyến khích đối với trẻ em đặc biệt là các đối tượng cần được quan tâm như các em sinh sống tại các địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
         Các em là người dân tộc thiểu số không có đầy đủ điều kiện để được học tập theo đúng độ tuổi thì sẽ được nhà nước và xã hội hỗ trợ hết mực để các em có điều kiện để được học tập thông qua các chính sách hỗ trợ về học phí, hỗ trợ các nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu học tập.
          Gia đình là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo quyền được học tập của trẻ em thì các gia đình trước hết phải đảm bảo các quyền cơ bản khác như chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho trẻ, vì có trẻ khỏe mạnh thì trẻ mới học tập tốt được. Hiệu quả giáo dục, đảm bảo quyền học tập của trẻ em phụ thuộc nhiều gia đình và xã hội.
Như vậy đối với trường hợp Thanh đang gặp phải là trường hợp khá phổ biến tại các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn như hiện nay và đang là vấn đề được nhà nước và xã hội lên án, đặc biệt đối với việc phân biệt đối xử đối với trẻ em đang là điều mà tất cả chúng ta cần phải xóa bỏ.
        Học tập không những là quyền mà còn là nghĩa vụ của tất cả chúng ta. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình

Quyền học tập của trẻ em là gì?

        Chúng ta có nghe nhiều về quyền học tập nhưng quyền học tập của trẻ em thì còn khá mới lạ. Qua các phương tiện thông tin, chúng ta  cũng nắm bắt được nhiều thông tin về việc nhiều trẻ em đặc biệt là các em vùng cao không được đi học, vậy nên tôi sẽ cung cấp thêm  một số quy định của pháp luật về vấn đề này.
         Trẻ em có quyền học tập, có nghĩa là bất kì trẻ em dưới mười sáu tuổi. Là công dân Việt Nam thì đều có quyền đi học đúng độ tuổi, tham gia học đầy đủ các chương trình giáo dục của Nhà nước. Quyền này do Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện.
         Tất cả hành vi ngăn cấm trẻ em khiến nhóm đối tượng đặc biệt này không thể thực hiện quyền được học tập chính đáng đều là hành vi đi ngược lợi ích, sự phát triển bình thường của trẻ. Việc quy định cụ thể thành các văn bản pháp luật của Nhà nước, cho thấy sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội đối với trẻ em.
Hiến pháp 2013 đề cao trách nhiệm gia đình, của cha mẹ trong việc giáo dục con cái:
“Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em”.
Căn cứ Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ:
“Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội”.
Hơn thế nữa, tại Điều 99 Luật trẻ em năm 2016 quy định:
           Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập, hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập theo quy định của pháp luật, tạo Điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.
            Quyền học tập của công dân được nhà nước công nhận và bảo hộ, bảo vệ được quy định cụ thể, thể hiện trong các văn bản pháp luật như hiến pháp, trong các văn bản luật như luật giáo dục năm 2019 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
           Không một lý do gì, không có một sự phân biệt nào giữa các công dân thực hiện các quyền của mình như các quyền tự do cư trú, cũng như mọi công dân đều có quyền học tập không có ai bị hạn chế các quyền này từ mọi cấp học từ mầm non, tiểu học đến trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học và hệ sau đại học.
        Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Nó đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận sự yêu thương và chăm sóc của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển.
          Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, bảo đảm quyền trẻ em được sống an toàn, hạnh phúc là bảo đảm cho tương lai phát triển bền vững của đất nước.
        Như vậy, anh có thể hiểu một cách khái quát về quyền được học tập của trẻ em là việc mọi trẻ em đều được phải được quan tâm, chăm sóc và giáo dục đặc biệt là quyền học tập của trẻ em là việc trẻ em phải được học tập, gia đình và xã hội có nghĩa vụ tạo điều kiện tốt nhất để đối tượng này được tiếp cận với giáo dục không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo và địa vị xã hội.
       Do đó, việc bố của Thanh không tạo điều kiện và không cho Thanh (ở tình huống 1) được đi học là hoàn toàn trái với quy định và ý chí của các nhà làm luật.

Trách nhiệm của gia đình, xã hội về quyền học tập của trẻ em?

TÌNH HUỐNG 2: Trách nhiệm của gia đình, của xã hội về quyền học tập của trẻ em gồm những gì và được cụ thể hóa như thế nào? Hiện nay có rất nhiều trường hợp gia đình chưa có sự quan tâm và rất thờ ơ đối với quyền học tập của trẻ em và xã hội có trách nhiệm gì đối với việc thực hiện quyền này đối với trẻ em hay không?
TRẢ LỜI: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định:
“Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn”.
Thứ nhất, cần tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ nên một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm.
     Từ đó, các em sẽ chú tâm vào việc học tập hơn, nhiều trẻ em chỉ vì cha mẹ cãi nhau mà buồn chán dẫn đến tâm lý chán nản, bỏ bê việc học hành, tệ hơn là các em bị bạn xấu dụ dỗ bỏ học đi lang thang.
Thứ hai, tạo điều kiện cho trẻ em được học tập, phát huy khả năng của trẻ. Cha mẹ phải quan tâm, lắng nghe và trò chuyện với trẻ để hiểu và giúp đỡ trẻ trong học tập Cha mẹ có thể cùng học với trẻ, xây dựng thời khóa biểu cho trẻ để trẻ nghiêm túc, tập trung trong học tập hơn.
Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em.
Tuy nhiên gia đình vẫn là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Đó là bởi vì gia đình có trách nhiệm, là tình cảm và cũng là quyền uy của ông bà, cha mẹ, anh, chị. Trẻ em cần phải được giáo dục, dạy dỗ của gia đình, lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.
Thứ ba, để thực hiện tốt chức năng giáo dục, mỗi thành viên trong gia đình tuỳ thuộc vị trí của mình như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị phải trở thành những tấm gương sáng cho con trẻ học tập, làm theo. Hiện nay, phong trào ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền đang thực sự phát huy hiệu quả, tác động quan trọng trong giáo dục của gia đình.
      Những hành vi mà trẻ tiếp nhận, học tập trong gia đình không chỉ là những kinh nghiệm của người lớn mà bằng cả những tình cảm của những người thân yêu nhất.
       Gia đình thông qua thái độ, tình cảm, tâm lý, mối liên hệ thường xuyên bền vững với trẻ em, khéo léo truyền thụ cho chúng những hành vi ứng xử trong nhà và ngoài xã hội. Không thể có sự hình thành và phát triển nhân cách đầy đủ và hoàn thiện nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi.
Tùy vào khả năng của trẻ mà có cách thức cũng như lựa chọn trong việc học tập của trẻ. Nhiều gia đình luôn muốn con mình học thật nhiều để biết nhiều thứ theo kịp bạn bè, rồi phải học ở trường danh tiếng giáo dục tốt mà không để ý đến khả năng của trẻ.
Do đó, cha mẹ cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn để nắm bắt khả năng học tập của trẻ từ đó có phương pháp cho trẻ học tập phù hợp.
Thứ tư, cha mẹ phải có trách nhiệm cho con em mình được đến trường học tập. Trước tiên cần phải đăng ký khai sinh cho trẻ, nhiều bậc cha mẹ nhất là vùng sâu, vùng xa do hiểu biết kém hoặc ở vùng xa xôi ngại đi đăng ký cho con nên con đến tuổi đi học mà vẫn chưa có giấy khai sinh cho trẻ dẫn đến nhiều trường hợp trẻ không được đến trường.
Bên cạnh đó, cũng có những gia đình vì hoàn cảnh khó khăn mà bắt con mình phải bỏ học ở nhà giúp đỡ gia đình.
Như vậy, trách nhiệm giáo dục trẻ em trước tiên thuộc về gia đình cụ thể là cha mẹ, người giám hộ trong việc tạo điều kiện cho trẻ em thực hiện quyền học tập, học hết chương trình giáo dục phổ cập và cho trẻ học ở trình độ cao hơn. Bởi vì, trẻ em được sinh ra và nuôi dạy trong môi trường gia đình.
Các thành viên trong gia đình đều phải có trách nhiệm chăm sóc cho các em lớn khôn về mặt thể chất và trí tuệ, đồng thời có trách nhiệm dạy bảo các em những điều tốt đẹp, đạo nghĩa giáo dục các em biết quan tâm, tôn trọng cuộc sống của những người khác trong gia đình và cộng đồng.

Cản trở đến quyền học tập của trẻ em có vi phạm pháp luật không?

 TÌNH HUỐNG 3:  Linh hiện đang sinh sống tại một xã đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên. Ở đây, đa số các gia đình đều làm nghề nông rất vất vả để mưu sinh. Vì vậy, bố mẹ thường bắt con cả nghỉ học để ở nhà lo cho các em.
        Vậy việc gây cản trở đến quyền học tập của trẻ em có vi phạm pháp luật không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?
       Nhà nước ta luôn bảo đảm cho mọi trẻ em được đối xử bình đẳng, có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển và được hưởng các quyền cơ bản của trẻ em. Trong số các quyền của trẻ, quyền giáo dục là một trong những quyền nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.
Trên cơ sở thực tiễn, những ưu điểm và nhược điểm của việc bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam hiện nay, xuất phát từ thực tiễn vấn đề này, trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục thực hiện các biện pháp sau để nhằm bảo đảm một cách tốt nhất quyền học tập của trẻ em:
Một là, quyền học tập của trẻ em liên quan đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống và đang được xã hội hóa.
Hai là, quy định pháp luật phải được hướng dẫn thi hành nhanh chóng và thống nhất, tránh chồng chéo và hướng đến quyền học tập của trẻ, tránh việc coi trẻ em là các chủ thể thụ động và chỉ chú ý đến các quyền mà người lớn dành cho trẻ, xem nhẹ các quyền do chính trẻ thực hiện.
Ba là, các quy định của pháp luật liên quan đến quyền trẻ em cần phải phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, phản ánh đúng trình độ phát triển của Việt Nam.
Bốn là, Nhà nước cần có những quy định cụ thể về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất nhằm bảo đảm quyền giáo dục của trẻ. Các quy định của pháp luật luôn hướng đến việc tiếp cận giáo dục có chất lượng cho trẻ em, đặc biệt với trẻ em sinh sống ở khu vực nông thôn và miền núi. Quy định đối với giáo dục giới tính, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, phòng chống bạo lực trong nhà trường cho trẻ em.
       Như vây, có thể thấy các biện pháp tốt nhất để bảo vệ quyền học tập của trẻ em là cần hình thành một hệ thống pháp luật quy định toàn diện và có đồng bộ, cụ thể và có khả thi;
+ Quy định pháp luật phải được hướng dẫn thi hành nhanh chóng và thống nhất, tránh chồng chéo;
+ Quy định của pháp luật liên quan đến quyền trẻ em cần phải phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, phản ánh đúng trình độ phát triển của Việt Nam;
+ Cần có những quy định cụ thể về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất nhằm bảo đảm quyền giáo dục của trẻ; Cần phải xem xét phê chuẩn của Công ước UNESCO về chống phân biệt đối xử trong giáo dục.

Thực trạng về quyền học tập của trẻ em và trách nhiệm của gia đình hiện nay?

         Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn. Đặc trưng của các gia đình ở khu vực nông thôn là lao động nông nghiệp, sản xuất nhỏ, hầu hết kĩ thuật lạc hậu, chủ yếu nhờ vào sức lực cơ bắp và kinh nghiệm.
Sự phân hóa xã hội nước ta cũng khá lớn dẫn đến những cách thức khác nhau trong lúc thực hiện các quyền của trẻ em trong đó có quyền được học tập.
         Nếu như ở các đô thị, quyền học tập của trẻ em được các gia đình phần lớn quan tâm đảm bảo tốt thì ở các vùng miền núi, các vùng sâu, vùng xa thì quyền học tập của trẻ vẫn còn bị hạn chế nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là mức sống của người dân còn thấp, ý thức của gia đình, các bậc cha mẹ chưa cao….
         Vì vậy, vẫn xảy ra nhiều trẻ em không được đi học đúng độ tuổi, các trang thiết bị như sách vở, bàn ghế, trường lớp để phục vụ nhu cầu học tập thiết yếu của trẻ chưa được đảm bảo. Do đó, chất lượng giáo dục dù đã phấn đấu nhiều nhưng vẫn còn có sự yếu kém so với mặt bằng chung của cả nước.
         Hiện nay, trẻ em được đi học đúng độ tuổi chiếm tỷ lệ cao. Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Đặng Huỳnh Mai về số học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi
         Những con số trên đã cho thấy cụ thể quyền được học tập của trẻ em ngày càng đảm bảo mà biểu hiện trước hết đến là việc trẻ em được đi học đúng độ tuổi quy định.
        Tuy chỉ là con số bề ngoài, chưa phản ánh được chất lượng bên trong nhưng nó chứng minh các gia đình hiện nay đã có sự quan tâm đặc biệt đến việc học tập của trẻ em. Sự phối hợp giữa gia đình với nhà trường vẫn chưa thực sự chặt chẽ dẫn đến quyền được học tập của trẻ bị hạn chế.
         Có thể thấy hiện nay việc bảo đảm quyền được học tập của trẻ em đang được cải thiện từng ngày, tuy vậy những điểm khuất của vấn đề này vẫn đang là tình trạng đáng báo động đặc biệt là những khu vực có trình độ dân trí thấp như ở các khu vực nông thôn, các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH  TỔ CHỨC NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM






 



 

Tác giả: Cà Thị Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập347
  • Máy chủ tìm kiếm21
  • Khách viếng thăm326
  • Hôm nay45
  • Tháng hiện tại2,177
  • Tổng lượt truy cập180,650
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi